Binh lực và kế hoạch Chiến_dịch_Tây_Carpath

Quân đội Liên Xô và các đồng minh

Quân đội Liên Xô

Phương diện quân Ukraina 4 (tư lệnh: đại tướng I. Ye. Petrov, tham mưu trưởng: trung tướng F. K. Korzhenyevich), với quân số tổng cộng 267.500 người, bao gồm:[4][5]

  • Tập đoàn quân 38 do thượng tướng K. S. Moskalenko chỉ huy. Thành phần gồm có:
    • Bộ binh:
      • Quân đoàn 52 gồm các sư đoàn 81, 121 và 340.
      • Quân đoàn 67 gồm các sư đoàn 211, 241 và 305.
      • Quân đoàn 101 gồm các sư đoàn 70 (cận vệ), 140 và 183.
    • Pháo binh:
      • Các lữ đoàn 135 (nòng dài), 3 (Katyusha), 6 (chống tăng), cận vệ 27 (súng cối).
      • Các trung đoàn 805, 839 (lựu pháo); 1506, 1642, 1663 (chống tăng); 5, 6, 83, 96 (súng cối cận vệ); 144, 276, 491, 618 (súng cối); 197 (sơn pháo).
    • Phòng không: Sư đoàn 76 gồm các trung đoàn 223, 416, 447, 591; Trung đoàn độc lập 1954.
    • Thiết giáp: Các trung đoàn xe tăng 8, 12 (cận vệ).
    • Công binh: Lữ đoàn hỗn hợp 39.
  • Tập đoàn quân cận vệ 1 do thượng tướng A. A. Grechko chỉ huy. Thành phần gồm có:
    • Bộ binh:
      • Quân đoàn cận vệ 3 gồm các sư đoàn 128 (cận vệ sơn chiến) 242, 318.
      • Quân đoàn 107 gồm các sư đoàn 129 (cận vệ sơn chiến), 161 và 167.
      • Các sư đoàn trực thuộc 271 và 276.
    • Pháo binh:
      • Lữ đoàn lựu pháo cận vệ 24.
      • Các trung đoàn: cận vệ 93 (Katyusha); cận vệ 3, cận vệ 317, 1646 (chống tăng); 9, 196, 494, 496 (sơn pháo); 281, 525 (súng cối).
    • Phòng không: Sư đoàn 25 gồm các trung đoàn 1067, 1356, 1362, 1368 và Trung đoàn độc lập 580.
  • Tập đoàn quân 18 do trung tướng A. I. Gastilovich chỉ huy. Thành phần gồm có:
    • Bộ binh:
      • Quân đoàn cận vệ 17 gồm Sư đoàn đổ bộ đường không 2; các sư đoàn 8, 138 và 237.
      • Quân đoàn 95 gồm các sư đoàn 24 và 351.
    • Pháo binh:
      • Lữ đoàn lựu pháo 146.
      • Các trung đoàn cận vệ 294, 130, 1672 (chống tăng); 195, 253, 477 (sơn pháo), cận vệ 160 (súng cối).
    • Phòng không: Trung đoàn 1485 (pháo cao xạ), các tiểu đoàn 95, 104 (súng máy cao xạ).
    • Thiết giáp:
      • Xe tăng: Lữ đoàn cận vệ 5.
      • Pháo tự hành: Các trung đoàn 108 (cận vệ) 875 và 1666.
    • Công binh: Lữ đoàn công binh sơn chiến 4, Lữ đoàn hỗn hợp 9, Tiểu đoàn kéo pháo 897.
  • Tập đoàn quân không quân 8 do trung tướng V. N. Zhdanov chỉ huy. Tổng số 553 máy bay. Thành phần gồm có:
    • Máy bay tiêm kích: Quân đoàn 10 gồm các sư đoàn cận vệ 10 và 15.
    • Máy bay cường kích: Quân đoàn 8 gồm các sư đoàn 224 và 227.
    • Máy bay ném bom: Sư đoàn 321 và trung đoàn 8.
    • Trinh sát, cứu hộ: Trung đoàn 100.
    • Vận tải: Trung đoàn 678.
    • Liên lạc: Phi đội 200.
  • Các đơn vị trực thuộc phương diện quân:
    • Bộ binh: Quân đoàn 11 gồm các sư đoàn 30 và 226.
    • Pháo binh: Các trung đoàn súng cối cận vệ 2 và 329; các trung đoàn sơn pháo cận vệ 2 và 3.
    • Thiết giáp: Lữ đoàn xe tăng cận vệ 42, Trung đoàn xe tăng hạng nặng cận vệ 1, Trung đoàn pháo tự hành 1511, các trung đoàn xe bọc thép độc lập 33, 37, 46.
    • Công binh: Lữ đoàn hỗn hợp 15, các tiểu đoàn cầu 6 và 50.

Cánh phải của Phương diện quân Ukraina 2 (tư lệnh: Nguyên soái R. Ya. Malinovksy, tham mưu trưởng: thượng tướng M. V. Zakharov), quân số tổng cộng 214.700 người, bao gồm:

  • Tập đoàn quân 40 do trung tướng F. F. Zhmachenko chỉ huy. Thành phần gồm có:
    • Bộ binh:
      • Quân đoàn 50 gồm các sư đoàn 42 (cận vệ) 38, 240.
      • Các sư đoàn trực thuộc 54 và 159.
    • Pháo binh: Lữ đoàn lựu pháo 153, Trung đoàn pháo chống tăng 680, Trung đoàn súng cối 10, Trung đoàn phòng không 622.
    • Thiết giáp: Trung đoàn xe tăng 34.
    • Công binh: Lữ đoàn hỗn hợp 4.
    • Phòng hóa: Các đại đội súng phun lửa 4, 21 và 176.
  • Tập đoàn quân 27 do thượng tướng S. G. Trofimenko chỉ huy (Từ ngày 26 tháng 1 năm 1945 chuyển sang hướng Nam Budapest). Thành phần gồm có:
    • Bộ binh:
      • Quân đoàn cận vệ 35 gồm các sư đoàn 163 và 206.
      • Quân đoàn 33 gồm các sư đoàn 202, 337.
      • Quân đoàn 104 gồm Sư đoàn đổ bộ đường không cận vệ 41 và Sư đoàn 78.
      • Sư đoàn đổ bộ đường không cận vệ 3 (trực thuộc).
    • Pháo binh:
      • Sư đoàn hỗn hợp 11 gồm Lữ đoàn pháo hạng nặng 31, Lữ đoàn pháo nòng dài 40, Lữ đoàn lựu pháo 45.
      • Lữ đoàn lựu pháo 27.
      • Các trung đoàn cận vệ 315 (chống tăng), 480 (sơn pháo), 492 (súng cối).
    • Phòng không: Sư đoàn 11 gồm các trung đoàn pháo phòng không 804, 976, 987 và 996.
  • Tập đoàn quân 53 do thượng tướng I. M. Managarov chỉ huy. Thành phần gồm có:
    • Bộ binh:
      • Quân đoàn cận vệ 24 gồm Sư đoàn đổ bộ đường không cận vệ 1, các sư đoàn cận vệ 72 và 81.
      • Quân đoàn 49 gồm các sư đoàn 110 (cận vệ) và 375.
      • Quân đoàn 57 gồm các sư đoàn 203, 227 và 228.
    • Pháo binh:
      • Sư đoàn cận vệ 5 gồm các lữ đoàn 71 (pháo hạng nặng), 67 (pháo nòng dài), 27 (súng cối).
      • Lữ đoàn pháo chống tăng 30.
      • Các trung đoàn 1316 (chống tăng), 461 (súng cối).
    • Phòng không: Sư đoàn 27 gồm các trung đoàn 1354, 1358, 1364, 1370.
  • Cụm kỵ binh cơ giới cận vệ 1 do trung tướng I. A. Pliyev chỉ huy. (từ ngày 26 tháng 1 năm 1945 chuyển sang hướng Bratislava)
    • Quân đoàn kỵ binh cận vệ 4. Trong biên chế có:
      • Kỵ binh: Các sư đoàn cận vệ 9, 10 và Sư đoàn 30.
      • Thiết giáp: Trung đoàn xe tăng cận vệ 4, Trung đoàn pháo tự hành 1815.
      • Pháo binh: Trung đoàn chống tăng cận vệ 152, Các trung đoàn súng cối cận vệ 12 và 68.
      • Phòng không: Trung đoàn 255.
    • Quân đoàn kỵ binh cận vệ 6. Trong biên chế có:
      • Kỵ binh: Các sư đoàn cận vệ 8, 13 và Sư đoàn 8.
      • Thiết giáp: Trung đoàn xe tăng cận vệ 47, Trung đoàn pháo tự hành 1813.
      • Pháo binh: Trung đoàn pháo chống tăng cận vệ 42, các trung đoàn súng cối cận vệ 11 và 47.
      • Phòng không: Trung đoàn 1732.

Quân đội Romania

Thuộc quyền chỉ huy của Tư lệnh Phương diện quân Ukraina 2, tổng quân số 99.300 người, bao gồm:

  • Tập đoàn quân Romania 1 do trung tướng Vasile Atanasiu chỉ huy. Thành phàn gồm có:
    • Quân đoàn bộ binh 4:
      • Bộ binh: Các sư đoàn 2, 4, 11.
      • Kỵ binh: Sư đoàn 1.
    • Quân đoàn bộ binh 6: gồm các sư đoàn bộ binh 7, 9, 21.
  • Tập đoàn quân Romania 4 do tướng Nicolae Dăscălescu chỉ huy. Thành phần gồm có:
    • Quân đoàn bộ binh 2:
      • Bộ binh: Sư đoàn tình nguyện 1 "Tudor Vladimirescu", Sư đoàn bộ binh cận vệ.
      • Kỵ binh: Sư đoàn kỵ binh 4 Calarasi.
      • Các binh chủng khác: Trung đoàn pháo binh 2, Trung đoàn công binh 2.
    • Quân đoàn bộ binh 7:
      • Bộ binh: Sư đoàn tình nguyện 2 " Horia, Cloșca și Crișan", Sư đoàn bộ binh 2.
      • Kỵ binh: Sư đoàn kỵ binh 2 Calarasi.
      • Các binh chủng khác: Trung đoàn pháo binh 1, Trung đoàn công binh 7.

Quân đội Tiệp Khắc

  • Quân đoàn Tiệp Khắc 1 do thiếu tướng Ludvík Svoboda chỉ huy. Tổng quân số 11.500 người. Thành phần gồm có:
    • Bộ binh: Các lữ đoàn bộ binh 1, 3; Lữ đoàn đổ bộ đường không 2, Tiểu đoàn trinh sát 1.
    • Thiết giáp: Lữ đoàn xe tăng 1 gồm 3 tiểu đoàn xe tăng, được trang bị 54 xe tăng.
    • Pháo binh: Trung đoàn lựu pháo 1, Trung đoàn pháo chống tăng 1, Trung đoàn phòng không 1.
    • Không quân: Phi đoàn hỗn hợp gồm 24 máy bay.
    • Trợ chiến: các tiểu đoàn thông tin và quân y.

Kế hoạch

Chiến dịch Tây Carpath có sự tham gia của Phương diện quân Ukraina 4 và cánh phải của Phương diện quân Ukraina 2. Theo kế hoạch, Phương diện quân Ukraina 4 sẽ tiến công theo ba hướng. Hướng chính do Tập đoàn quân số 38 đảm trách, tấn công từ phía Bắc, vượt qua dãy Carpath theo hướng Bielsko-Biała; ngoài ra một phần của Tập đoàn quân sẽ tấn công theo hướng Kraków để hỗ trợ cho Phương diện quân Ukraina 1 lúc này đang tiến hành chiến dịch Sandomierz-Silesia (một chiến dịch bộ phận của chuỗi chiến dịch Wisla-Oder). Hai hướng thứ yếu sẽ do Tập đoàn quân cận vệ 1 và Quân đoàn Tiệp Khắc 1 tấn công theo hướng Ľubotín, Tập đoàn quân số 18 tấn công theo hướng Poprad. Trong khi đó, cánh phải của Phương diện quân Ukraina 2 đóng tại phía Nam ở khu vực biên giới Hungary-Tiệp Khắc phối hợp với các lực lượng du kích địa phương sẽ có nhiệm vụ tiếp cận tuyến sông Hron, Nitra và sau đó phát triển tiến công theo hướng Bratislava, Viên, Brno.

Trong giai đoạn 1, do phải đối phó với địa hình rừng núi phức tạp của miền Carpath, Tập đoàn quân 38, trong biên chế có các đơn vị chuyên tác chiến ở địa hình miền núi đã được điều chuyển từ Phương diện quân Ukraina 1 sang Phương diện quân Ukraina 4. Trong tổng số 215 xe tăng và pháo tự hành của Phương diện quân, 42 chiếc được phân phối cho Tập đoàn quân cận vệ 1 và được sử dụng để kèm với các đơn vị bộ binh nhằm hỗ trợ cho các mũi tiến công chính; còn 39 chiếc được tăng cường cho Tập đoàn quân 18 để tấn công dọc theo bờ Tây sông Hornád. Số còn lại bố trí cho Tập đoàn quân 38 và nằm trong lực lượng dự bị của phương diện quân. Nhìn chung quân đội Liên Xô chỉ đạt được ưu thế tương đối về binh lực với tỉ lệ 1,2:1 về người; 1,3:1 về xe tăng và pháo tự hành; 1,9:1 về đại bác và súng cối, 1,9:1 về máy bay.

Trong giai đoạn 2, khi Phương diện quân Ukraina 2 đã cơ bản hình thành tuyến bao vây cánh quân Budapest của Cụm tập đoàn quân Nam (Đức) ở phía Tây Bắc thành phố này, các tập đoàn quân 40, 27 và 53 của Phương diện quân Ukraina 2 được giao nhiệm vụ khép chặt sườn phải với Phương diện quân Ukraina 4 đã tham gia chiến dịch và phát động các cuộc tấn công vào Tập đoàn quân 8 (Đức) đang đóng trên các sườn phía Nam của dãy núi Slovenské Rudohorie.

Quân đội Đức Quốc xã

Binh lực

Cánh Nam của Cụm Tập đoàn quân A, từ ngày 26 tháng 1 năm 1945 đổi tên thành Cụm Tập đoàn quân Trung tâm (tư lệnh: thượng tướng Josef Harpe, đến ngày 17 tháng 1 là thống chế Ferdinand Schörner). Thành phần tham gia chiến dịch gồm có:

  • Tập đoàn quân 17 do trung tướng bộ binh Friedrich Schulz chỉ huy. Trong biên chế có:
    • Quân đoàn bộ binh 59 do các tướng Edgar Röhricht (đến 29 tháng 1 năm 1945), Joachim von Tresckow (đến 1 tháng 2 năm 1945) và Ernst Sieler chỉ huy, gồm có:
      • Sư đoàn bộ binh 68.
      • Sư đoàn bộ binh 75.
      • Sư đoàn bộ binh 253.
      • Sư đoàn bộ binh 259.
    • Quân đoàn xe tăng 11 SS (được tổ chức lại từ Quân đoàn bộ binh 11 SS) do trung tướng SS Matthias Kleinheisterkamp chỉ huy, gồm có:
      • Sư đoàn xe tăng 25, được điều động từ Cụm tập đoàn quân G ở Mặt trận phía Tây đến lực lượng dự bị của Cụm tập đoàn quân "A" tháng 1 năm 1945.
      • Sư đoàn bộ binh xung kích 544.
      • Sư đoàn bộ binh xung kích 545.
      • Sư đoàn bộ binh 712.
  • Tập đoàn quân xe tăng 1 do thượng tướng Gotthard Heinrici chỉ huy. Trong biên chế có:
    • Quân đoàn bộ binh 11 do tướng Rudolf von Bünau chỉ huy, gồm có:
      • Sư đoàn sơn chiến trượt tuyết 1.
      • Cụm tác chiến Sư đoàn sơn chiến 97.
      • Cụm tác chiến sư đoàn bọ binh 371.
      • Cụm tác chiến sư đoàn bọ binh 344.
      • Trung đoàn xe tăng 5 thuộc Sư đoàn xe tăng "Wiking".
    • Quân đoàn bộ binh 17 do tướng Otto Tiemann chỉ huy, gồm có:
      • Sư đoàn bộ binh sơn chiến 3.
      • Sư đoàn bộ binh sơn chiến 8.
      • Cụm tác chiến Welker.
    • Quân đoàn bộ binh sơn chiến 49 do tướng Karl von Le Suire chỉ huy, gồm có:
      • Sư đoàn bộ binh sơn chiến 100.
      • Sư đoàn bộ binh sơn chiến 101.
      • Sư đoàn bộ binh 6 (Hungary).
      • Sư đoàn bộ binh 13 (Hungary).
  • Tập đoàn quân 1 (Hungary) do trung tướng László Dezső chỉ huy

Một phần của Cụm Tập đoàn quân Nam (tư lệnh: trung tướng bộ binh Otto Wöhler)

  • Tập đoàn quân 8 do trung tướng bộ binh sơn chiến Hans Kreysing chỉ huy. Trong biên chế có:
    • Quân đoàn sơn chiến 9 (Hungary): gồm các sư đoàn 5 và 24.
    • Quân đoàn bộ binh 29 do tướng Kurt Röpke chỉ huy, gồm có:
      • Sư đoàn xe tăng 4 SS.
      • Sư đoàn bộ binh 15.
      • Sư đoàn bộ binh 76.
    • Quân đoàn xe tăng 4 (được tổ chức lại từ Quân đoàn bộ binh 4, đến mặt trận từ tháng 2 năm 1945) do tướng Ulrich Kleemann chỉ huy, gồm có:
      • Sư đoàn xe tăng 1 (Đức) của tướng Eberhard Thunert.
      • Sư đoàn xe tăng 2 (Hungary).
      • Sư đoàn bộ binh 46.
      • Sư đoàn bộ binh 371.

Kế hoạch

Trên mặt trận phía Đông, tuyến Wisla-Oder của Đức có nguy cơ bị vỡ cùng với một cụm quân lớn đang bị bao vây tại Budapest. Tại mặt trận phía Tây, cuộc tấn công mùa đông của quân đội Đức Quốc xã tại Chiến dịch Ardennes đang diễn ra trong thế giằng co quyết liệt. Các sư đoàn xe tăng Đức đã bị chặn lại trên phòng tuyến sông Meuse của quân Đồng Minh. Tại Mặt trận Ý, 3 tập đoàn quân Đức (10, 14 và "Liguria") cùng Quân đoàn độc lập 75 đang phải chống chọi với Tập đoàn quân 15 (Hoa Kỳ) và Tập đoàn quân 8 (Anh) trên phòng tuyến Gothic và vùng biên giới Pháp-Ý. Lực lượng dự trữ của nước Đức Quốc xã ngày một mỏng dần. Bộ Tổng Tư lệnh tối cao lục quân Đức Quốc xã nhận thấy sự ổn định mặt trận tại khu vực Slovakia có thể giúp cho hai hướng chiến lược Berlin và Viên có thêm binh lực tăng cường.

Việc bảo vệ Tây Slovakia cũng như các vùng BohemiaMorava còn có ý nghĩa kinh tế quan trọng đối với nước Đức Quốc xã. Các trọng điểm kinh tế trong nội địa nước Đức đều nằm trong tầm oanh tạc của máy bay ném bom tầm xa Liên Xô và Mỹ, Anh. Duy chỉ còn lại các vùng công nghiệp xung quanh Viên, Praha và vùng Bohemia - Morava còn tương đối yên tĩnh. Vùng này cung cấp cho nước Đức Quốc xã nhiều sản phẩm công nghiệp nuôi dưỡng cho nền kinh tế chiến tranh của Đế chế thứ ba. Do đó, việc phòng thủ từ xa cho các khu công nghiệp Morava - OstravaBratislava - Brno có nghĩa quan trọng trong việc kéo dài cuộc chiến của Hitler.

Không còn nhiều binh lực để phản công, quân Đức chọn phương án phòng thủ tại chỗ. Các tuyến sông Wisłoka, Ondava, Bila, Poprad, Orava, Hron, Nitra và Váh đều trở thành các chướng ngại tự nhiên để quân Đức dựng lên các tuyến phòng thủ. Trên các con đường núi chạy dọc theo hai sườn Bắc và Nam dãy Tây Carpath đều bố trí các chốt chặn. Hệ thống phòng ngự này sẽ buộc quân đội Liên Xô phải bóc gỡ từng cứ điểm, vượt qua từng tuyến, từng lớp để khi bị tấn công, quân đội Đức Quốc xã có thêm thời gian rút quân từ tuyến trước về để củng cố phòng ngự tuyến sau, kìm hãm tốc độ tấn công và làm tiêu hao các lực lượng đối phương. Chiến thuật này cũng được áp dụng trong các chiến dịch phòng ngự của quân đội Đức Quốc xã tại tuyến Ostrava - Morava và Bratislava - Brno sau đó.

Tài liệu tham khảo

WikiPedia: Chiến_dịch_Tây_Carpath http://rus-sky.com/history/library/w/ http://rus-sky.com/history/library/w/w06.htm#_Toc5... http://bdsa.ru/index.php?option=com_content&task=v... http://bdsa.ru/index.php?option=com_easygallery&ac... http://bdsa.ru/index.php?option=com_easygallery&ac... http://bdsa.ru/index.php?option=com_easygallery&ac... http://militera.lib.ru/h/liberation/index.html http://militera.lib.ru/h/ww2_german/index.html http://militera.lib.ru/memo/other/ressel/07.html http://militera.lib.ru/memo/other/ressel/08.html